Quy Định Tiêu Chuẩn Về Kích Thước – Tải Trọng Container?
Tiêu chuẩn về kích thước Container
Container có nhiều loại, và kích thước cụ thể theo từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể sử dụng trên phạm vi toàn cầu nên kích thước cũng như các ký mã hiệu được ghi trên container thường được áp dụng theo 1 tiêu chuẩn chung ISO. Có nhiều bộ tiêu chuẩn ISO liên quan đến container, trong đó có Tiêu chuẩn ISO 668:1995 – Quy định về kích thước và tải trọng của container.
+ Về chiều rộng, các container đều có chiều rộng là 2,438mm (8ft).
+ Về chiều dài, container 40 feet được lấy làm chuẩn. Các container ngắn hơn có chiều dài tính toán sao cho có thể sắp xếp để đặt dưới container 40’ và vẫn đảm bảo có khe hở 3 inch ở giữa. Chẳng hạn: 2 container 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’ với khe hở giữa 2 container 20’ này là 3 inch. Vì lý do này, container 20’ chỉ có chiều dài xấp xỉ 20 feet (chính xác là còn thiếu 1,5 inch).
+ Về chiều cao, hiện chủ yếu dùng 2 loại: thường và cao. Loại container thường cao 8 feet 6 inch (8’6”), loại cao có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6”). 2 loại container này có chiều cao chênh lệnh nhau khoảng 300mm (30cm) hay gần 1 bàn chân (foot).
Vậy 1 feet là bao nhiêu mét, 1 inch là bao nhiêu mét?
Feet (hay còn gọi là foot, ký hiệu “ft” hoặc dấu ‘phẩy đơn ‘) là một đơn vị đo lường phổ biến trên thế giới, mà nổi bật là khu vực Anh Mỹ.
Theo đó, 1 feet khoảng 30.48 cm. Để dễ ghi nhớ, bạn có thể liên tưởng feet tiếng Việt có nghĩa là bàn chân, và 1 feet sẽ có độ dài khoảng 1 bàn chân lớn của người nước ngoài.
Inch cũng là một đơn vị đo lường phổ biến quốc tế, viết tắt là “in”, hoặc ký hiệu ‘phẩy kép’. Vậy 1 inch dài khoảng bao nhiêu? Chính xác 1 inch là 2.54 cm, cỡ một đốt tay người lớn. Lưu ý là 1 feet = 12 inch.
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995, kích thước và trọng lượng container tiêu chuẩn 20’ và 40’ thường và cao như bảng dưới đây:
Kích thước | Container 20′ (20’DC) | Container 40′ thường (40’DC) | Container 40′ cao (40’HC) | ||||
hệ Anh | hệ mét | hệ Anh | hệ mét | hệ Anh | hệ mét | ||
Bên ngoài (phủ bì) | Dài | 19′ 10,5″ | 6,058 m | 40′ | 12,192 m | 40′ | 12,192 m |
Rộng | 8′ | 2,438 m | 8′ | 2,438 m | 8′ | 2,438 m | |
Cao | 8’6″ | 2,591 m | 8’6″ | 2,591 m | 9’6″ | 2,896 m | |
Bên trong (lọt lòng) | Dài | 5,867 m | 11,998 m | 11,998 m | |||
Rộng | 2,330 m | 2,330 m | 2,330 m | ||||
Cao | 2,350 m | 2,350 m | 2,655 m | ||||
Trọng lượng toàn bộ (hàng & vỏ) | 52,900 lb | 24,000 kg | 67,200 lb | 30,480 kg | 67,200 lb | 30,480 kg |
Tiêu chuẩn này cũng có thể có các giới hạn về mặt pháp luật đối với chiều cao và tải trọng của container tại một số quốc gia. Tải trọng trong container là tải trọng được thiết kế kỹ thuật không có nghĩa bạn được chở hàng với mức tải trọng đó. Tải trọng ghi trên container không có nghĩa là tải trọng bạn được phép đóng hàng.
Chẳng hạn tại Việt Nam, tiêu chuẩn mà Cục Đăng kiểm Việt Nam áp dụng là TCVN 6273:2003 – “Quy phạm chế tạo và chứng nhận công-te-nơ vận chuyển bằng đường biển”, trong đó quy định tải trọng toàn bộ cho container 20’ tối đa là 20,32 tấn (nhỏ hơn tiêu chuẩn quốc tế nêu trên).Chú ý rằng container 40 feet mặc dù gấp đôi 20 feet nhưng không có nghĩa cont 40 feet chở được khối lượng hàng hoá gấp đôi cont 20′.